Tranh cãi Dị tính Queer

Bởi queer thường hoặc được định nghĩa là một từ đồng nghĩa với LGBT,[14][15] hoặc được định nghĩa là “không dị tính”[16], nên thuật ngữ này gây nhiều tranh cãi.[5] Một số người thuộc cộng đồng LGBT không đồng tình với việc người dị tính hợp giới sử dụng từ queer cho bản thân, vì từ này từng được dùng như một tên tên gọi kì thị để tấn công người thuộc cộng đồng LGBT.[6][5] Khi những người nổi tiếng dị tính tự xác định bản thân mình là queer, một số cho rằng họ chỉ đang chơi đùa với những phần “hợp xu hướng” của bản dạng LGBT, mà không cần phải chịu đựng sự áp bức, từ đó cũng tầm thường hóa khó khăn mà những người queer thật phải chịu đựng[5]:

Đối với một người đồng tính và queer, việc một người dị tính xác định là queer có thể bị nhìn nhận là đang chiếm phần sử dụng những phần tốt, những lưu trữ về văn hóa và chính trị, các loại trang phục và âm thanh của văn hóa đồng tính, mà không phải chịu đựng sự xuất hiện nực cười của những hành vi mang tính thù ghét, miệt thị, của sự hổ thẹn từ thời niên thiếu đến lúc trưởng thành, của sự xấu hổ nói chung cũng như chứng ghét sợ đồng tính nội hóa—những điều mà người đồng tính phải trải qua.[5]

Những người phản đối thuật ngữ này so sánh việc sử dụng từ dị tính queer với những ngôi sao như Madonna—người đã sử dụng điệu nhảy vogue trong các màn trình diễn của mình, cũng chính là chiếm lấy một điệu nhảy từ những người da màu đồng tính, và thu được lợi nhuận cho bản thân từ việc đó.[17] Daniel Harris, tác giả của cuốn The Rise and Fall of Gay Culture (tạm dịch: Sự Trỗi dậy và Suy tàn của Văn hóa Đồng tính), nói rằng những người tự gọi bản thân là “dị tính queer” “đang tưởng rằng bản thân đang làm chuyện gì đó dũng cảm… Tôi cảm thấy hơi buồn nôn khi những người đàn ông dị tính dùng những thuật ngữ đó”, trong khi Sky Gilbert nhắc đến Calvin Thomas như là “một gã đàn ông dị tính nhỏ bé ao ước đến tuyệt vọng được trở thành một thành viên chính thức của cộng đồng người đồng tính.”[17]

Nhà phê bình đồng tính James Fitzpatrick nói về cuốn Straight James / Gay James (tạm dịch: James Dị tính / James Đồng tính) của James Franco: “Tôi không thể tưởng tượng được khó khăn trong việc làm một người dị tính hợp giới, một người nhận thức rõ những hư cấu nền tảng của các cấu trúc quyền lực định chuẩn hóa sự dị tính và hợp giới, mà không mong muốn duy trì chúng mãi mãi—ngoại trừ nói rằng tôi không thể tưởng tượng là khó khăn đó có thể lớn hơn vô số các hình thức bạo lực mà rất nhiều người queer còn đang đối mặt hiện nay. Đây có thể là chìa khóa cho vấn đề dai dẳng trong khẳng định của Franco về tính queer, và là lý do vì sao nó khiến cho nhiều người đồng tính nam khó chịu đến thế: sự thiếu sót về góc nhìn.”[18] Fitzpatrick nói rằng anh biết rất nhiều người có đủ các tiêu chí để là một người dị tính queer, nhưng không ai trong số đó dùng danh tính ấy cho bản thân, và cũng không có ai phô trương những đặc quyền của mình như Franco đã làm trong cuốn sách. Một bài thảo luận về James Franco và dị tính queer bởi Anthony Moll phản đối suy nghĩ rằng nghệ thuật của Franco là queer: “Ngay từ khái niệm về cuộc phỏng vấn giữa bản thể dị tính và bản thể đồng tính của chính bản thân, cho tới nỗ lực đầy vụng về để bàn luận về dị tính queer, Franco xuất hiện như một nhà lý luận về thuyết queer ít kinh nghiệm, đương nói đến những ý tưởng thú vị, song sau cùng vẫn thiếu hoàn thiện.”[19]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dị tính Queer http://www.citypaper.com/special/sexissue/bcpnews-... http://goodmenproject.com/2010/11/03/mostly-straig... http://historybuff.com/origins-queer-slur-rGXDKaaL... http://www.sfgate.com/living/article/A-straight-em... http://www.villagevoice.com/2003-05-06/columns/the... //doi.org/10.1080%2F10894160.2011.607413 //doi.org/10.1177%2F089124394008003009 //doi.org/10.1215%2F10642684-10-4-543 //doi.org/10.1215%2F10642684-11-1-23 http://dx.doi.org/10.1080/10894160.2011.607413